Đũa là vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt, gắn liền với bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên, do thường xuyên tiếp xúc với nước và thực phẩm, đũa rất dễ bị mốc nếu không được bảo quản đúng cách, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình. Vậy làm thế nào để đũa luôn sạch sẽ và sử dụng bền lâu? Đọc ngay bài viết dưới đây của Nhựa Việt Nhật để biết được cách bảo quản đũa không bị mốc đơn giản, an tâm khi sử dụng nhé!
Nguyên nhân khiến đũa bị mốc?
Đũa bị mốc do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu xuất phát từ điều kiện bảo quản và cách sử dụng không đúng. Một số lý do phổ biến bao gồm:
- Không phơi khô sau khi rửa: Với đũa gỗ, nếu ngâm trong nước quá lâu sẽ khiến cho đũa hút lượng ẩm lớn từ môi trường này. Sau đó, nếu không được phơi nắng để khô hoàn toàn thì độ ẩm trong đũa chính là nguyên nhân khiến cho đũa nhà bạn bị mốc và nhanh chóng hư hỏng.
- Bảo quản nơi ẩm thấp: Thông thường, môi trường bảo quản đũa quá kín gió sẽ chứa đựng nền độ ẩm rất cao. Vì thế, nếu thường xuyên bảo quản đũa trong môi trường này sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
- Chất liệu đũa: Đũa gỗ được làm từ các chất liệu có trong tự nhiên như gỗ mun, gỗ dừa, tre... Vì vậy, đặc tính của loại sản phẩm này là rất dễ bị mốc hơn so với các loại đũa chất liệu khác nếu không bảo quản đúng cách.
Cách sử dụng và bảo quản đũa không bị mốc
Vệ sinh đũa trước khi sử dụng
Để chống ẩm mốc cho đũa mới mua về, bạn nên rửa đũa bằng cách pha muối với nước ấm. Sau đó, đem phơi dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi đũa khô hoàn toàn. Lưu ý khi phơi, bạn hãy rải đũa đều trên một mặt phẳng để đũa khô đều. Với đũa gỗ, bạn nên phơi vào thời điểm nắng dịu để tránh làm đũa bạc màu. Sau khi đũa đã khô thì bạn có thể yên tâm sử dụng.
Không ngâm đũa gỗ trong nước quá lâu
Nhiều gia đình có thói quen không rửa bát đũa ngay sau khi ăn mà thường để rất lâu sau đó, thậm chí qua một đêm mới rửa. Điều này không chỉ gây hại cho đũa gỗ mà còn ảnh hưởng đến các vật dụng khác như nồi, chảo, bát đĩa, vì vi khuẩn có thể phát triển mạnh trong thời gian này. Đặc biệt, khi đũa bị ngâm trong nước chứa dầu mỡ và thức ăn thừa, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, khiến đũa bị mốc và nhanh hỏng.
Rửa đũa thật kỹ sau khi sử dụng xong
Sau khi sử dụng, bạn cần rửa đũa thật kỹ với nước rửa chén để loại bỏ thức ăn thừa và dầu mỡ bám trên đũa. Tuy nhiên, không nên chà xát đũa quá mạnh hoặc dùng những vật dụng chà rửa cứng như miếng kim loại vì có thể gây trầy xước bề mặt đũa, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu dầu mỡ hoặc thức ăn bám quá chặt, bạn có thể luộc đũa trong nồi nước cùng một ít muối và vài lát chanh. Cách này sẽ giúp dầu mỡ và thức ăn bong ra, đồng thời làm sạch vi khuẩn, ngăn chặn nấm mốc.
Phơi đũa ngoài nắng
Sau khi rửa sạch đũa, bạn nên đem phơi dưới ánh nắng mặt trời. Vào những ngày mưa hoặc buổi tối, bạn có thể để đũa ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh để đũa tiếp xúc với những nơi ẩm ướt, vì đó là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển.
Sử dụng ống đựng đũa chuyên dụng
Bảo quản đũa không còn là nỗi lo vì đã có ống đũa Nhựa Việt Nhật giúp bạn bảo quản đũa an toàn, không bị ẩm mốc. Ống đũa Việt Nhật có hơn 20 mẫu mã đa dạng từ ống đũa nắp Nhật, ống đũa đơn, ống đũa đôi, ống đũa đa năng,… sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Được làm từ chất liệu nhựa nguyên sinh cao cấp, sản phẩm không chỉ đảm bảo an toàn mà còn bền đẹp giúp bạn yên tâm sử dụng dài lâu.
Bạn cũng đừng quên thường xuyên vệ sinh ống đũa, chú ý lau sạch và khô ống đựng để đảm bảo không còn nước tồn đọng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển nhé!
Kết luận
Trên đây là các cách sử dụng và bảo quản đũa không bị mốc mà bất kỳ ai cũng nên biết. Nhựa Việt Nhật hi vọng rằng bạn có thể áp dụng những kiến thức hữu ích này để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và các thành viên trong gia đình mình tốt hơn nhé.