Tập cho bé ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của bé yêu. Đây là thời điểm để bé bắt đầu làm quen với thực phẩm ngoài sữa mẹ, dần phát triển các kỹ năng ăn uống và tạo dựng thói quen dinh dưỡng lành mạnh. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị và hiểu biết đúng đắn, ăn dặm có thể trở thành một cuộc chiến giữa ba mẹ và bé. Để tránh điều này, ba mẹ cần bỏ túi những lưu ý khi tập cho bé ăn dặm lần đầu mà Nhựa Việt Nhật chia sẻ qua bài viết dưới đây để bé có những trải nghiệm vui vẻ và thoải mái trong hành trình mới này nhé!
Không nên cho bé ăn dặm quá sớm
Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều bậc cha mẹ mắc phải là bắt đầu cho bé ăn dặm quá sớm. Nhiều người nghĩ rằng việc bé ăn thêm thực phẩm rắn sẽ giúp bé phát triển tốt hơn và cứng cáp hơn, nhưng sự thật không phải vậy. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, độ tuổi thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm là khoảng 5-6 tháng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là bố mẹ cần quan sát và đánh giá sự sẵn sàng của bé thay vì chỉ dựa vào tuổi.
Một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho hành trình ăn dặm như bé đã biết giữ cổ và đầu tốt, có thể ngồi thẳng khi có hỗ trợ. Bé có biểu hiện muốn thử các món ăn mới, chẳng hạn như tỏ ra hứng thú khi nhìn thấy người lớn ăn. Ngoài ra, bé đã có khả năng lùa thức ăn vào miệng thay vì phản xạ đẩy lưỡi ra ngoài.
Những biểu hiện trên cho thấy bé đã có sự phát triển đủ để bắt đầu quá trình ăn dặm. Nếu cho bé ăn dặm quá sớm, khi hệ tiêu hóa chưa sẵn sàng, có thể gây hại cho sức khỏe của bé và gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn.

Tập cho bé ăn dặm với các vị riêng lẻ
Trong giai đoạn đầu tập ăn dặm là thời điểm bé bắt đầu làm quen với hương vị và kết cấu của các loại thực phẩm mới. Việc cho bé thử từng món ăn riêng biệt sẽ giúp bé nhận biết rõ ràng từng loại thực phẩm, từ đó phát triển khả năng nhận diện mùi vị và tạo ra sự yêu thích với các món ăn.
Nhiều mẹ có xu hướng trộn nhiều loại thực phẩm lại với nhau khi cho bé ăn dặm để đảm bảo bé nhận đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bé không cảm nhận được hương vị riêng của từng món, từ đó dễ dẫn đến tình trạng bé kén ăn hoặc chán ăn về sau. Thay vào đó, hãy để bé thử từng loại thức ăn một cách riêng biệt như khoai lang, cà rốt, hoặc bí đỏ. Sau đó, dần dần mẹ có thể kết hợp các loại thực phẩm lại với nhau khi bé đã quen với từng loại hương vị.

Tập cho bé ăn dặm bằng phương pháp phù hợp với bé
Hiện nay, có nhiều phương pháp tập cho bé ăn dặm khác nhau như phương pháp truyền thống, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW), hoặc phương pháp kết hợp. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, và điều quan trọng là bố mẹ cần lựa chọn phương pháp phù hợp với nhu cầu và khả năng của bé.
- Phương pháp truyền thống: Bé bắt đầu với thức ăn mềm, nghiền nhuyễn và dần chuyển sang thức ăn thô sau vài tháng. Phương pháp này phù hợp với những bé chưa sẵn sàng với việc ăn thức ăn rắn ngay từ đầu và cần thời gian để phát triển khả năng nhai.
- Phương pháp BLW (Baby-Led Weaning): Bé tự chỉ huy trong việc ăn, tức là bé sẽ tự tay cầm nắm và ăn thức ăn dạng thô mà không cần mẹ đút. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi bé phải có khả năng ngồi thẳng và kiểm soát tốt kỹ năng cầm nắm. Nếu bé chưa sẵn sàng, mẹ có thể kết hợp giữa phương pháp truyền thống và BLW bằng cách cho bé thử ăn thô trước trong mỗi bữa, sau đó hỗ trợ bằng việc đút thức ăn nghiền.
Việc áp dụng phương pháp nào cũng cần phải dựa trên sự quan sát kỹ lưỡng về sự phát triển và nhu cầu của bé. Đừng cố ép bé phải tuân theo một phương pháp nhất định nếu bé chưa thực sự sẵn sàng ba mẹ nhé!

Tạo niềm vui khi tập cho bé ăn dặm
Quá trình ăn dặm không nên trở thành một cuộc chiến giữa mẹ và bé. Mẹ cần nhớ rằng việc ăn dặm trong giai đoạn đầu chỉ là để bé làm quen với thức ăn, bổ sung thêm dinh dưỡng chứ không thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ. Vì vậy, đừng tạo áp lực và bắt bé phải ăn đủ lượng thức ăn trong mỗi bữa.
Bữa ăn của bé nên kéo dài tối đa 30 phút. Đây là khoảng thời gian hợp lý để bé có thể tập trung và tận hưởng quá trình ăn uống mà không cảm thấy mệt mỏi hay khó chịu. Nếu sau 30 phút bé không muốn ăn nữa, mẹ nên kết thúc bữa ăn và không cố ép bé ăn thêm.
Ngoài ra, việc tạo ra môi trường ăn uống thoải mái cũng rất quan trọng. Hãy để bé cảm thấy vui vẻ khi ngồi vào bàn ăn, không bị ép buộc và có thể thoải mái khám phá các món ăn mới.

Chọn ghế ăn dặm phù hợp cho bé
Một trong những yếu tố quan trọng giúp bữa ăn dặm trở nên dễ dàng và thuận lợi là chọn ghế ăn dặm phù hợp cho bé. Chiếc ghế ăn dặm không chỉ giúp bé ngồi đúng tư thế mà còn giúp bé tập trung hơn vào việc ăn uống. Đặc biệt, ghế cần phải đảm bảo sự an toàn, chắc chắn và thoải mái cho bé.
Một trong những dòng ghế ăn dặm được nhiều mẹ lựa chọn hiện nay là ghế bành ăn trẻ em 1828 Việt Nhật. Với thiết kế dạng ghế bành và chân tựa vững chắc, ghế không chỉ đảm bảo an toàn khi bé ngồi chơi hay nghịch ngợm mà còn rất tiện dụng nhờ tính năng 2 trong 1: vừa là ghế ăn dặm, vừa có thể tháo rời khay ăn để trở thành ghế ngồi tiện dụng. Đặc biệt, ghế được trang bị miếng lót đệm êm ái, giúp bé cảm thấy thoải mái ngay cả khi ngồi lâu.

Ghế sử dụng chất liệu nhựa nguyên sinh an toàn đảm bảo an toàn cho bé trong suốt quá trình sử dụng, cùng với đó là bề mặt trơn dễ dàng vệ sinh cọ rửa sau mỗi bữa ăn chắc chắn sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chăm sóc bé đó nha!
Kết luận
Quá trình bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm là một mốc quan trọng, mở ra một bước chuyển mới trong hành trình phát triển của bé yêu. Nhựa Việt Nhật hy vọng rằng những kiến thức được chia sẻ ở đây sẽ hữu ích để hỗ trợ ba mẹ trong việc chuẩn bị đầy đủ cho hành trình mới này của con. Chúc các bậc phụ huynh và các bé có những trải nghiệm thú vị khi bước vào giai đoạn ăn dặm. Và đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Chia sẻ kiến thức để tích lũy thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!