Bảo quản thực phẩm khô đúng cách, nhớ ngay những nguyên tắc này

21/11/2024

Thực phẩm khô thường có thời hạn sử dụng lâu dài nhưng nếu không biết bảo quản đúng cách sẽ khiến chất dinh dưỡng bị mất đi đáng kể, ngoài ra còn có thể xuất hiện nấm mốc. Vậy hãy đọc bài viết dưới đây của Nhựa Việt Nhật ngay để tìm hiểu cách bảo quản thực phẩm khô lâu, hiệu quả, giúp dự trữ thức ăn vừa thơm ngon vừa an toàn nhé!

Cách bảo quản thực phẩm khô đúng cách

Hút chân không

 

Hút chân không là một phương pháp bảo quản thực phẩm khô hiệu quả, giúp kéo dài thời gian sử dụng. Bằng cách loại bỏ oxy trong môi trường, phương pháp này ngăn chặn hoạt động và sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm nguy cơ thực phẩm bị hư hỏng.

 


Làm đông lạnh

 

Đông lạnh là phương pháp hiệu quả giúp thực phẩm khô giữ nguyên hương vị và hàm lượng dinh dưỡng tối ưu. Đặc biệt, các thiết bị như tủ lạnh, tủ đông cũng như các thiết bị công nghiệp làm lạnh khác có thể linh hoạt điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng nhóm thực phẩm. Điều này giúp giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn gây hại và kéo dài đáng kể thời gian bảo quản.

Sử dụng hộp đựng chuyên dụng 

 

Sử dụng các loại chai, hũ, hộp đựng là một trong những cách bảo quản thực phẩm khô phổ biến nhất. Tham khảo ngay hộp đựng đồ khô của Nhựa Việt Nhật giúp bạn bảo quản đa dạng các loại thực phẩm khô trong nhà bếp bao ngăn nắp, gọn gàng. Đặc biệt, thiết kế nắp đậy có khoá cài chắc chắn và gioăng cao su kín khít giúp thực phẩm không bị ẩm mốc, côn trùng xâm nhập. Hộp sử dụng chất liệu nhựa nguyên sinh an toàn khi đựng thực phẩm. 

 

Lưu ý: Sau khi cho thực phẩm vào, đậy kín nắp và hạn chế mở thường xuyên. Nếu phải mở, nên sử dụng thực phẩm sớm nhất có thể để giảm thiểu vi khuẩn từ không khí bên ngoài xâm nhập, giúp thực phẩm giữ được chất lượng lâu hơn.

 

Nguyên tắc bảo quản thực phẩm khô bạn cần nhớ 

Phân loại thực phẩm khô trước khi bảo quản

 

Trước khi bảo quản, các loại thực phẩm khô cần được phân loại riêng biệt vừa thuận tiện mỗi lần sử dụng vừa tránh lẫn mùi, làm giảm hương vị món ăn. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra thực phẩm kĩ trước khi bảo quản để loại bỏ những phần bị mốc, côn trùng hoặc có dấu hiệu hư hỏng nhằm tránh lây lan.

Số lượng thực phẩm bảo quản

 

Chỉ nên dự trữ thực phẩm khô với số lượng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, tránh việc tích trữ quá mức dễ dẫn đến lãng phí khi thực phẩm bị hỏng. Đối với mỗi loại thực phẩm, bạn cần ghi chú ngày mua và lên kế hoạch sắp xếp thời gian sử dụng hợp lý, giúp hạn chế việc quên hoặc để lâu ngày làm giảm chất lượng. 

Điều kiện bảo quản thực phẩm khô 

 

Điều kiện bảo quản là yếu tố quan trọng giúp thực phẩm khô duy trì chất lượng lâu dài. Môi trường lý tưởng để bảo quản thực phẩm khô cần có độ ẩm dưới 50% và nhiệt độ ổn định từ 10-20°C, nhằm ngăn ngừa nấm mốc phát triển.

 

Với những loại thực phẩm khô dễ bị ẩm mốc trong điều kiện khí hậu ẩm, nên bảo quản trong tủ lạnh. Khi sử dụng tủ lạnh, cần đóng gói thực phẩm kỹ lưỡng bằng hộp thực phẩm hoặc túi zip, đồng thời tránh để chúng gần thực phẩm có mùi mạnh như hành, tỏi.

 

Ngoài ra, một số loại thực phẩm khô như gạo, bột mì, ngũ cốc, gia vị có thể bảo quản ở nhiệt độ thường. Trong trường hợp này, bạn cũng cần cho thực phẩm vào trong các hộp đựng chuyên dụng kín và đặt chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và khu vực có độ ẩm cao để để bảo vệ hộp đựng cũng như thực phẩm bên trong.

 

Thời gian bảo quản thực phẩm khô

 

Thực phẩm khô có thời gian bảo quản khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm và điều kiện lưu trữ. Thông thường, thực phẩm khô có thể được bảo quản từ 4 – 12 tháng nếu đáp ứng đúng yêu cầu bảo quản. Một số loại có thể giữ được chất lượng trên 1 năm nếu bảo quản đúng cách, chẳng hạn:

  •  Đậu: Các loại đậu khi được lưu trữ trong hộp kín và ở điều kiện tối ưu, có thể bảo quản gần như vô thời hạn mà không mất giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, sau khoảng 2 năm, một số vitamin có thể bị giảm.
  •  Ngũ cốc, gạo, mì và bột: Đây là những thực phẩm quen thuộc và thiết yếu trong nhiều gia đình. Gạo lứt có thể được bảo quản trong khoảng 6 đến 8 tháng ở nhiệt độ phòng, và nếu lưu trữ trong tủ lạnh, thời gian bảo quản có thể kéo dài từ 8 đến 12 tháng. Gạo trắng có thể giữ được chất lượng lên đến 2 năm. Các loại bột thường có hạn sử dụng từ 6 đến 10 tháng, trong khi mì khô có thể bảo quản từ 1 đến 2 năm.
  •  Trái cây sấy khô, các loại hạt: Trái cây sấy khô có thể được bảo quản rất tốt trong tủ đông, giữ được chất lượng lên đến 12 tháng. Thời gian bảo quản của các loại hạt lại phụ thuộc vào từng loại cụ thể. Hạt đã bóc vỏ thường có thời gian sử dụng ngắn hơn so với hạt còn nguyên vỏ.

 

Dù thời gian bảo quản thực phẩm dài hay ngắn, bạn cũng cần nhớ kiểm tra thường xuyên để loại bỏ những thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng để tránh lây lan sang các phần còn lại nhé!

Kết luận 

Việc bảo quản thực phẩm khô đúng cách không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng mà còn duy trì được chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Hy vọng rằng với những thông tin mà Nhựa Việt Nhật đã chia sẻ, bạn sẽ biết cách bảo quản và yên tâm sử dụng thực phẩm khô một cách an toàn và hiệu quả. Đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên mục Chia sẻ kiến thức để tiếp tục khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.